Ưu và nhược điểm với các tư thế nằm ngủ của trẻ

Cho con nằm ngửa, nằm sấp hay nằm nghiêng thì tốt nhất cho trẻ vẫn luôn là thắc mắc của nhiều Bố Mẹ, cùng tìm hiểu những ưu và nhược điểm trong mỗi tư thế nằm nhé

Trẻ sơ sinh hệ thần kinh trung ương chưa trưởng thành nên dễ bị kích thích và mệt mỏi, vì vậy giấc ngủ đúng vai trò quan trọng trong việc phát triển và ổn định hệ thần kinh. Trung bình một trẻ sơ sinh ngủ một ngày lên tới 20 giờ. Nếu không thể đảm bảo đủ thời gian ngủ, trẻ sẽ khó chịu, kém ăn, tăng cân, giảm khả năng miễn dịch. Nếu chức năng miễn dịch kém, trẻ sẽ sẽ thường xuyên bị bệnh.

Ngủ ngửa, lưng chạm xuống đệm

  • Ưu điểm: Nằm ngửa giúp các cơ của em bé ở trong trạng thái thoải mái nhất, những cơ quan như tim, đường tiêu hoá không bị chèn ép và cha mẹ có thể quan sát những thay đổi trên khuôn mặt bé, chân tay con có thể di chuyển tự do. Nằm ngửa cũng hạn chế việc miệng, mũi bị chặn, ngây ngạt thở.
  • Nhược điểm: nằm ngửa cũng có nhược điểm, là em bé dễ bị trớ, sặc. Nếu con vừa ăn xong hoặc vừa nằm ngửa vừa ăn, sữa sẽ tập trung ở cổ họng của bé, nếu phát hiện không kịp thời sẽ bị nghẹt thở vào khí quản và phổi. Bên cạnh đó, vì hộp sọ của bé chưa hoàn thiện nên khi ngủ ngửa liên tục trong thời gian dài cũng sẽ gây bẹt đầu.

Ngủ sấp, bụng chạm xuống đệm

Trẻ sơ sinh rất thích ngủ sấp nhưng nhiều Bố Mẹ cho rằng đây là tư thế ngủ không an toàn, thực tế là:

  • Ưu điểm: Nằm sấp, đặc biệt là cho trẻ sơ sinh chưa đầy một tháng, rất có lợi cho sự phát triển của ngực và phổi, và có thể cải thiện dung tích phổi, hệ hô hấp của em bé để thúc đẩy sự phát triển. Đây là lý do tại sao rất nhiều Mẹ nước ngoài sẵn sàng hơn cho con ngủ sấp hoặc lật sấp bé khi mới vài ngày tuổi. Khi nằm sấp, bé cũng không phải đối mặt với nguy cơ biến dạng đầu. Hầu hết thai nhi trong tử cung đều ngủ với tư thế này
  • Nhược điểm: Tay chân của em bé không được cử động thoải mái. Ngực và bụng áp chặt vào đệm cũng dễ khiến bé bị nóng, dễ bị nổi mẩn, chàm.

Ngủ nghiêng bên trái hoặc phải

  • Ưu điểm: Tư thế này giúp tiêu hóa tốt, làm giảm khả năng bị trớ, sặc sữa khi ngủ, sữa sẽ không chảy vào cổ họng, gây nghẹt thở. Ngủ nghiêng cũng đồng thời tránh áp lực lên tim.
  • Nhược điểm: Không phải lúc nào trẻ cũng có thể duy trì nằm nghiêng, mẹ có thể để chèn thêm chăn để đỡ ở phía sau lưng giúp bé duy trì được tư thế ngủ này. Khi bé ngủ ở tư thế nghiêng mẹ nên đặt tay của bé về phía trước mặt. Có như vậy khi bé bị lật sẽ vẫn ở tư thế nằm nghiêng mà không thể trở thành tư thế nằm sấp được. Ngoài ra để tránh sự phát triển của bất đối xứng trên khuôn mặt bé, mẹ cũng cần cho bé đổi bên thường xuyên.

Tags

Chia sẻ với bạn bè

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""